Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều

Tham vấn y khoa :

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải, trong đó tình trạng kinh nguyệt quá ít hoặc quá nhiều đều không thể coi thường. Bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của chị em phụ nữ.

kinh-nguyet-ra-it-sau-hut-thai-3

Thế nào là kinh nguyệt ra nhiều?

Kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 80ml/ chu kỳ hoặc thời gian “đèn đỏ” dài quá 7 ngày. Khi đó, mỗi lần thay băng phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay liên tục mỗi giờ, máu kinh đóng thành cục lớn. Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, thở hơi nhanh, đau bụng dưới.

Kinh nguyệt ra nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu tình trạng lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu,…

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều?

  • Do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
  • Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, tiền mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mãn, bệnh tim, thận, lupus ban đỏ…
  • Do dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp.

Cách phòng tránh kinh nguyệt ra nhiều như thế nào?

tap-the-duc_IJSJ

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, để phòng tránh kinh nguyệt ra nhiều, chị em nên thực hiện theo một số nguyên tắc sau đây:

Duy trì một trọng lượng vừa phải: Estrogen được sản xuất bởi các tế bào chất béo, do đó, phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng có quá nhiều estrogen. Vì vậy, quan trọng nhất là phải duy trì một trọng lượng vừa phải.

Tập thể dục thường xuyên: Ngoài việc giúp giảm cân hoặc duy trì một trọng lượng vừa phải, tập thể dục cũng cải thiện lưu thông máu, làm tăng sức khỏe tâm thần, thể chất và cân bằng estrogen.

Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ không phải chỉ một “nhiệm vụ” trong mục tiêu giảm cân mà còn giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố bằng cách làm giảm estrogen thừa trong đường tiêu hóa và loại bỏ nó khỏi cơ thể trước khi nó có thể được tái hấp thu.

Giữ nước cho cơ thể: Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.

Giảm tiếp xúc với xenoestrogen: Xenoestrogen là một dạng estrogen nhân tạo, và được đưa từ bên ngoài vào cơ thể, góp phần làm thừa estrogen. Xenoestrogens được tìm thấy trong mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, trong một số thực phẩm, và trong một số đồ nhựa.

Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về vấn đề này hãy nhấp chuột chọn【Tư vấn trực tuyến】để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn, có thể gọi theo số 04.62991199 hoặc 04. 20202020 để được giải đáp.

Địa chỉ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản: Số 38, phố Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.